Một Số Lưu Ý Khi Sử Dụng Câu Bị Động Trong 6 bậc VSTEP, APTIS, TOEIC, IELTS

   Việc phân biệt rõ ràng câu chủ động, câu bị động và biết cách sử dụng điểm ngữ pháp này một cách chính xác sẽ tăng hiệu quả trong việc sử dụng ngôn ngữ. Trong bài viết này tác giả sẽ cung cấp định nghĩa câu chủ động, bị động là gì, phân tích những điểm khác nhau giữa câu chủ động, bị động và một số lưu ý khi sử dụng câu bị động trong 6 bậc VSTEP, APTIS, TOEIC, IELTS.

1. Câu bị động (Passive Voice)

Câu bị động là câu có chủ ngữ là người hoặc vật chịu tác động của một hành động nào đó, thường dùng khi muốn nhấn mạnh đối tượng bị tác động.

Ví dụ:

The motorcycle was stolen last night.

(Dịch: Chiếc xe máy đó đã bị trộm tối qua.)

That poor little cat is being taken care of by Julia.

(Con mèo nhỏ tội nghiệp đang được chăm sóc bởi Julia – người góa phụ tốt bụng.)

Trong hai câu trên, vật chịu tác động lần lượt là “the motorcycle” và “that poor little cat”. Cả hai vật này lần lượt chịu tác động của hành động, chứ không tạo ra hành động như câu chủ động ở trên. Với ví dụ thứ hai, “that poor little cat” được “taken care of” bởi “Julia”. Trong trường hợp này tác giả dùng giới từ “by” khi cần nhắc đến chủ thể thực hiện hành động.

2. Câu chủ động (Active Voice)

Câu chủ động là câu có chủ ngữ là người hoặc vật tạo ra hành động, hành động này được biểu thị ở động từ của câu đó. Khi một câu thể hiện rõ ràng một đối tượng thực hiện hành động nào đó, câu đó nằm ở thể chủ động.

Một số ví dụ về câu chủ động:

Ví dụ: He is reading newspaper.

(Dịch: Anh ấy đang đọc báo.)

Tom has decorated the house to celebrate Christmas.

(Dịch: Tom đã trang trí nhà cửa để ăn mừng Giáng Sinh.)

Các câu trên là những câu hoàn chỉnh có đầy đủ Subject + Verb + Object. Trong đó, chủ ngữ lần lượt là ‘He’ và ‘Tom’ – những chủ thể trực tiếp thực hiện hành động “is reading” và “has decorated”.

3. Chức năng diễn đạt của câu bị động trong IELTS

Tuy còn nhiều tranh cãi quanh khả năng truyền tải ý nghĩa của câu bị động, trong nhiều trường hợp việc dùng câu bị động sẽ phù hợp hơn so với câu chủ động. Câu bị động thực hiện tốt hơn công việc trình bày ý tưởng, đặc biệt là trong một số cuộc thảo luận trang trọng, chuyên nghiệp và mang tính pháp lý.

Nhấn mạnh chủ thể chịu tác động

Trong một số trường hợp, việc sử dụng câu bị động giúp tác giả nhấn mạnh người/vật chịu tác động của hành động (University of North Caroline Writing Center). Đó có thể là nội dung chính mà trong bài viết của bạn, hoặc một lời tố cáo/báo cáo về một sự việc nào đó. Chức năng này được xem là chức năng nổi bật và phổ biến nhất của câu bị động.

Ví dụ: A corpse was found next to John’s house.

(Dịch: Một xác chết đã được tìm thấy kế bên nhà của John.)

The smallpox vaccine was invented in 1796 by Edward Jenner.

(Dịch: Vắc-xin thủy đậu được phát minh vào năm 1796 bởi Edward Jenner.)

Trong hai ví dụ trên, tác giả sử dụng câu bị động nhằm tạo sự chú ý nhiều hơn vào chủ thể “A corpse” và “The smallpox vaccine” – là những người/vật bị tác động. Những nguồn tác động lên các chủ thể này không phải là thông tin quan trọng nhất, bởi tác giả muốn nói đến việc phát hiện cái xác chết chứ không phải ai tìm ra nó, đồng thời vắc-xin thủy đậu là nội dung chính mà tác giả muốn truyền tải, chứ không phải người phát minh ra nó.

Khi không rõ người/vật tạo ra hành động

Câu bị động nên được sử dụng khi không rõ người/vật nào thực hiện hành động (The Writing Center).

Ví dụ: Million tons of plastic waste is dumped to the ocean every year.

(Dịch: Hàng triệu tấn rác thải nhựa bị xả ra biển hằng năm.)

Ở ví dụ trên, tác giả đã không biết ai là người đã thải rác nhựa ra biển nên sử dụng câu bị động trong trường hợp này là hợp lý. Tuy nhiên, để đảm bảo rõ ràng về ngữ nghĩa, nên sử dụng câu chủ động nếu biết chủ thể thực hiện hành động là ai.

Khi người đọc/nghe không có nhu cầu biết người thực hiện hành động là ai

Trong trường hợp này, việc giả sử bản thân là người đọc/nghe sẽ giúp người học tiếng Anh hiểu rõ hơn về vai trò của thì bị động trong việc truyền tải thông tin.

Ví dụ:

  •         Câu bị động

The pizza was finally delivered at 7 pm after many hours of waiting.

(Dịch: Chiếc bánh pizza cuối cùng cũng được giao vào 7 giờ tối sau nhiều giờ chờ đợi.)

  •         Câu chủ động

The delivery man delivered the pizza at 7 pm after many hours of waiting.

(Dịch: Người giao hàng cuối cùng cũng giao chiếc bánh pizza vào 7 giờ tối sau nhiều giờ chờ đợi.)

Có thể thấy rằng với ví dụ đầu tiên việc giao bánh pizza được chú ý hơn, và danh tính người giao hàng không phải thông tin thiết yếu. Điều này càng hợp lý khi xét đến vế “after many hours of waiting”, vì câu đã nhấn mạnh rằng chiếc bánh đã được giao làm thỏa mãn sự chờ đợi. Ngược lại, câu chủ động ở dưới đã tập trung nhiều hơn vào người giao hàng, làm cho câu bớt đi ý nghĩa ban đầu mà tác giả muốn truyền tải.

Khi để nói đến một sự thật chung

Ví dụ: The bowl is made to contain food.

(Dịch: Cái tô được sản xuất để chứa thức ăn.)

Rules are made to be broken.

(Dịch: Luật lệ được tạo ra để bị phá vỡ.)

Ở trường hợp này, câu bị động được dùng để nói đến các sự thật hiển nhiên và được xem là mặc định, bởi chúng ta sẽ không rõ ai là người tạo ra các sự thật này, chỉ biết rằng nó được thống nhất bởi số đông. Với hai ví dụ trên, cái tô được dùng để được đồ ăn và luật lệ được sinh ra để bị phá vỡ là hai mệnh đề truyền tải một sự thật chung và hiển nhiên.

4. Các trường hợp không nên dùng trong 6 bậc VSTEP, APTIS, TOEIC, IELTS

Tuy câu bị động sở hữu nhiều chức năng hữu ích, khả năng truyền đạt của cấu trúc ngữ pháp này chỉ thật sự phát huy tác dụng khi người đọc/viết biết cách sử dụng nó một cách chính xác.

Khi cần hành văn súc tích, ngắn gọn và rõ ràng

Câu bị động thường làm câu văn trở nên dài dòng một cách không cần thiết, trong khi đó việc hành văn súc tích và mạch lạc mang lại hiệu quả tích cực cho nhịp điệu cũng như khả năng truyền tải nội dung (Corson and Rebecca).

Đôi khi câu bị động gây ra sự hoang mang cho người đọc/nghe, dẫn đến việc họ phải tốn một vài giây nữa để xác định ý muốn truyền tải là gì. Điều này đến từ việc không rõ ràng về nội dung chính mà tác giả muốn thể hiện, hoặc có thể câu văn quá dài để theo dõi.

Ví dụ:

  •         Câu bị động

You can be made to feel dehydrated and fatigued by long-term exposure to sunlight.

(Dịch: Bạn có thể bị làm cho cảm thấy mất nước và mệt mỏi khi tiếp xúc lâu với ánh sáng mặt trời.)

  •         Câu chủ động

Long-term exposure to sunlight can make you feel dehydrated and fatigued.

(Dịch: Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài có thể khiến bạn cảm thấy mất nước và mệt mỏi.)

Câu bị động của ví dụ trên đem lại cảm giác lủng củng, dài dòng và khó theo dõi, bởi người nghe/đọc sẽ cần một khoảng thời gian ngắn để xác định xem yếu tố nào gây nên sự việc. Hơn nữa trong trường hợp này chủ thể “long-term exposure to sunlight” sẽ là nội dung cần được quan tâm nhiều hơn. Hơn nữa, với dụ như trên, có thể quan sát thấy lượng từ của câu bị động nhiều hơn câu chủ động một cách không cần thiết.

Khi cần thể hiện trách nhiệm của người/vật thực hiện hành động

Nhiều người không ủng hộ việc sử dụng câu bị động vì nó không đem lại cảm giác trách nhiệm, cũng như quá mơ hồ về người hành động (Corson and Smollet).

Ví dụ:

  •         Câu bị động

Don’t worry, this error will be fixed soon.

(Dịch: Đừng lo, lỗi này sẽ được sửa chữa sớm thôi.)

  •         Câu chủ động

Don’t worry, we will fix this error soon.

(Dịch: Đừng lo, chúng tôi sẽ sửa chữa lỗi này sớm thôi.)

Từ ví dụ trên, có thể thấy rằng câu chủ động có tinh thần trách nhiệm và chắc chắn hơn so với câu bị động. Khi đọc câu bị động, câu hỏi được đặt ra là “Ai sẽ làm điều đó? Có ai chịu trách nhiệm cho việc đó không?”.

Ngoài ra, trong các bài viết học thuật, đôi khi việc dùng câu bị động có thể bị đánh giá là lối làm việc lười biếng và không hiệu quả, và người viết dùng cấu trúc ngữ pháp này nhằm che giấu lỗ hổng trong quá trình nghiên cứu của mình.

Ví dụ:

Blue light is proved to cause harm to our eyesight.

(Dịch: Ánh sáng xanh được chứng minh sẽ gây hại đến thị lực.)

Câu hỏi được đặt ra ở đây là “Ai chứng minh? Liệu thông tin này có được xác thực hay không?”. Do đó người viết cần cẩn trọng về cách hành văn của mình để tránh bị đánh giá sai lệch. Tuy nhiên trường hợp này còn phụ thuộc vào giáo viên/người hướng dẫn của người viết, vì thế nên tham khảo với giáo viên/người hướng dẫn xem việc sử dụng câu bị động có được khuyến khích không.

Khi không chắc chắn về yếu tố ngữ pháp

Trong nhiều trường hợp, câu bị động không được khuyến khích vì chúng dễ khiến người sử dụng mắc lỗi sai, đặc biệt là về ngữ pháp (Evans).

Deadlines were finished by staying up all night long and consuming lots of energy drinks.

(Dịch: Deadlines được hoàn thành bằng cách thức suốt đêm và uống nhiều nước tăng lực.)

Cụm động từ “were finished” là bị động, nhưng các cụm trạng từ “by staying up” và “consuming” là chủ động. Do đó, câu không song song và thiếu chủ ngữ thực hiện các hành động: thức và tiêu thụ nước tăng lực. Nếu chúng ta hành văn như trên, ý nghĩa của câu sẽ trở nên khó hiểu và có thể khiến người nghe/đọc hiểu rằng chính cuốn sách là người thức khuya và uống nước tăng lực!

5. Kết luận

Trong bài viết trên, tác giả đã tóm tắt sơ lược định nghĩa của câu chủ động và câu bị động trong 6 bậc VSTEP, APTIS, TOEIC, IELTS, những trường hợp được khuyến khích sử dụng câu bị động và những trường hợp nên tránh dùng câu bị động. Thông qua bài viết này, tác giả hy vọng truyền tải đến bạn đọc những kiến thức về câu chủ động và bị động, từ đó hạn chế các lỗi sai về ngữ pháp trong luyện thi 6 bậc VSTEP, APTIS, TOEIC, IELTS.

Bình luận